Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Minh họa: Khều. |
Trong bài viết xác định nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định: “Phải chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển” như một cách thay đổi tư duy về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Bài viết sau là một đóng góp những bước đi cụ thể vào quá trình chuyển đổi đó.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh trong bài viết của mình: “Trong nhà nước kiến tạo phát triển, chức năng của nhà nước là xây dựng quy hoạch phát triển theo một chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đúng đắn; tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống. Chính vì vậy, Đại hội Đảng lần XI xác định tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính là trọng tâm trong khâu đột phá về thể chế”.
Có thể thấy, việc cải cách bộ máy của Chính phủ để đủ sức vận hành nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu là một yêu cầu cấp bách. Khi đã thiết kế bộ máy chính phủ phù hợp, Chính phủ hoạt động như thế nào để có hiệu lực và hiệu quả là một câu hỏi đang đặt ra.
Ngày nay người ta không chỉ quan tâm nhiều đến việc chính phủ tổ chức như thế nào, làm gì mà chuyển sự quan tâm đến nội dung chính phủ hoạt động như thế nào.
Trước hết, đó là một chính phủ “xúc tác”,“cầm lái” chứ không phải “bơi chèo”.
Từ chính phủ bắt nguồn từ một từ Hy Lạp có nghĩa là “cầm lái” - công việc của chính phủ là “cầm lái” chứ không phải “bơi chèo”.
Trước tiên chính phủ cần xác định lại căn bản vai trò của mình cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống và đòi hỏi của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đó là chuyển vai trò từ cai trị sang phục vụ. Chính sự chuyển dịch này đòi hỏi phải cải cách, cơ cấu lại bộ máy của chính phủ, đem tinh thần doanh nghiệp vào hoạt động của chính phủ hay nói một cách khác tạo ra một chính phủ kiểu doanh nghiệp.
Một chính phủ kiểu doanh nghiệp tách các quyết định về chính sách (cầm lái) khỏi việc cung ứng dịch vụ (bơi chèo). Việc cầm lái đòi hỏi phải có những người có tầm nhìn toàn hệ thống để thấy các khả năng có thể điều hòa, cân đối được những yêu cầu trái ngược nhau về các nguồn lực. Việc bơi chèo đòi hỏi phải có những người toàn tâm tập trung vào một nhiệm vụ và thực hiện tốt nhiệm vụ đó. Hai kỹ năng này hoàn toàn khác nhau.
Thứ hai, phải là chính phủ của cộng đồng, giao quyền, ủy quyền và phân quyền nhiều hơn.
Một chính quyền hoạt động hiệu quả nếu họ giúp đỡ các cộng đồng để các cộng đồng tự giải quyết công việc của mình. Mọi người đều biết rằng, người ta hành động có trách nhiệm hơn khi họ hành động trong môi trường mà họ kiểm soát được thay vì làm việc trong môi trường bị người khác kiểm soát. Nó giống như việc chủ nhà giữ gìn nhà cửa của mình cẩn thận hơn người thuê nhà. Vì thế cộng đồng được giao quyền để giải quyết những vấn đề của họ thì họ hoạt động tốt hơn những cộng đồng dựa vào những mệnh lệnh và những dịch vụ từ cấp trên và bên ngoài cung ứng.
Trên thực tế, những nhu cầu của xã hội ngày càng đa dạng, phong phú và luôn thay đổi. Vì thế, chính phủ trung ương khó nắm bắt và thường không đáp ứng kịp thời những nhu cầu của người dân. Mặt khác trình độ của các cấp địa phương, cơ sở ngày càng được nâng cao, linh động, chủ động hơn và được công dân giám sát chặt chẽ. Cho nên, các cấp địa phương chính là cấp xử lý công việc và cung cấp dịch vụ hiệu quả và kịp thời nhất. Đứng ở góc độ tài chính công, việc ủy quyền và phân quyền sẽ giảm đáng kể chi phí. Không gì bằng làm cho người dân (người đóng thuế) được hưởng dịch vụ kịp thời, chất lượng cao với chi phí thấp. Lúc đấy, chính quyền sẽ thật sự gần dân, gắn bó với dân, vì dân.
Thứ ba, chính phủ định hướng theo kết quả hoạt động thay vì chú trọng đầu vào.
Có một quan niệm sai lầm lâu nay là cấp kinh phí dựa vào đầu vào, ví dụ trong giáo dục cấp tiền dựa trên số liệu có bao nhiêu học sinh, trợ cấp xã hội dựa trên cơ sở có bao nhiêu người nghèo đủ chuẩn được hưởng, ngành cảnh sát thì dựa trên cơ sở đánh giá về số nhân lực cần để đấu tranh chống tội phạm. Nên thay đổi quan niệm này, chú ý đến kết quả hơn, thí dụ như học sinh trường này học giỏi hơn trường kia như thế nào, số học sinh ra trường tìm được việc làm…; có bao nhiêu người nghèo thôi hưởng trợ cấp xã hội, thoát nghèo, tỷ lệ tội phạm giảm bao nhiêu, hoặc quần chúng nhân dân cảm thấy an toàn thế nào…
Nếu không thay đổi tư duy của chính phủ theo định hướng kết quả thì ngân sách ngày càng phình ra nhưng chất lượng giáo dục không được cải thiện, số người xin trợ cấp xã hội ngày càng tăng, tỷ lệ tội phạm tiếp tục tăng, người dân vẫn có cảm giác sống không an toàn…
Thứ tư, chính phủ hướng vào thị trường, khách hàng, thúc đẩy sự thay đổi thông qua thị trường.
Thay cho việc chính phủ đứng ra cung ứng như những nhà cung ứng đại quy mô… cơ quan nhà nước hoạt động như những người tạo điều kiện thuận lợi, kích thích sự phát triển của các doanh nghiệp, các tổ chức ở các thị trường, tạo dựng những thị trường đang ở trong tình trạng phôi thai.
Thật sai lầm, các quan chức luôn tự đề ra các quy tắc cho thị trường và thay đổi chúng khi muốn có những kết quả khác. Hầu hết các quan chức trong chính phủ nghĩ rằng nghề của họ là “điều hành công việc” chứ không phải là cấu tạo thị trường. Chính phủ phải sử dụng các công cụ, lợi thế để tổ chức thị trường sao cho khuyến khích được hàng triệu doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân để họ đáp ứng được yêu cầu về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em, đào tạo nghề, cải thiện môi trường, bảo vệ an ninh trật tự xã hội…
Phần lớn các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước không biết đích thực ai là khách hàng của họ. Điều này cũng dễ hiểu, vì phần lớn họ không nhận trực tiếp kinh phí, lương bổng từ người đóng thuế, thực chất là khách hàng, trong khi đó doanh nghiệp thì ngược lại họ rất biết khách hàng của họ là ai để họ chăm sóc.
Khi chính phủ xác định đúng khách hàng là người đóng thuế, là công dân thì thái độ cung ứng dịch vụ sẽ thay đổi không còn cơ chế xin - cho, chuyển từ cai trị sang phục vụ.
Thứ năm, chính phủ dự liệu trước, phòng ngừa hơn là chữa trị.
Trong y tế người ta nêu cao khẩu hiệu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Một chính phủ điều hành theo kiểu quan liêu truyền thống chỉ quan tâm đến việc tìm cách đấu tranh chống những vấn đề phức tạp như để giải quyết bệnh tật, thì cấp kinh phí cho bệnh viện chữa bệnh. Ngày nay cần thay đổi tư duy truyền thống này và thay vào đó tư duy phòng ngừa. Để phòng bệnh cần tăng cường xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch, chú ý thoát nước; ban hành các đạo luật về xây dựng, các quy tắc để phòng ngừa hỏa hoạn; tăng cường thanh tra việc chấp hành an toàn thực phẩm để phòng ngừa bệnh tật; chế tạo vắc xin để dập tắt dịch bệnh… Theo lối tư duy quản lý truyền thống cảnh sát lo truy lùng tội phạm chứ không quan tâm giúp đỡ cộng đồng phòng ngừa tội ác; cơ quan bảo vệ môi trường chi tiêu kinh phí để làm sạch ô nhiễm mà không suy nghĩ các biện pháp khuyến khích giáo dục người dân bảo vệ môi trường.
Muốn phòng ngừa, chính phủ cần sử dụng công cụ lập kế hoạch thực hiện chiến lược để dự kiến tương lai; để ra các quyết định nhìn xa trông rộng. Việc lập kế hoạch để thực hiện chiến lược gồm:
- Phân tích tình hình (trong nước và toàn cầu).
- Chẩn đoán, xác định những vấn đề then chốt được đặt ra cho chính phủ.
- Xác định nhiệm vụ cơ bản của chính phủ.
- Dự đoán viễn cảnh.
- Triển khai một chiến lược thực hiện viễn cảnh và mục tiêu.
- Đề ra thời gian biểu thực hiện chiến lược.
- Đánh giá kết quả.
Để có một chính phủ mạnh không có con đường nào khác phải cải cách hoạt động của chính phủ. Cuộc cải cách này giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể. Cải cách đòi hỏi nhìn nhận những vấn đề đặt ra bằng con mắt mới, tư duy mới và hành động theo một phong cách mới.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.